Hoạt động thực hành cuộc sống

Hoạt động thực hành cuộc sống

Tại sao trẻ nên được thực hiện các hoạt động thực hành cuộc sống?
Trẻ nên được giới thiệu đa dạng các hoạt động thực hành cuộc sống (EPL) trong những năm đầu đời. Theo Tiến sĩ MARIA MONTESSORI, có 10 lý dó được đưa ra sau đây:

1. Để trẻ tự lập: 🚣🚣🚣
Cho đến nay, nghiên cứu cho thấy rằng giai đoạn từ 0 đến 6 tuổi là giai đoạn phát triển của trẻ. Những đặc điểm về tinh thần và nhân cách của trẻ được định hình, phát triển và được cố định vào giai đoạn từ 6-7 tuổi. ĐỘC LẬP hay PHỤ THUỘC trong cuộc sống hằng ngày là một đặc điểm về nhân cách/ tính cách được hình thành từ trong những năm đầu đời. Hầu hết các bâc cha mẹ, người lớn trong gia đình và giáo viên đều không nhận ra được sự thật đó, do vậy họ thích làm mọi thứ cho trẻ. Ví dụ, trong xã hội chúng ta, nguyên nhân cốt lõi của việc những người đàn ông trở nên phụ thuộc là bởi họ nhận được những sự giúp đỡ không cần thiết trong thời thơ ấu. Các bà mẹ và người lớn trong gia đình trong mọi lúc có thể sẽ làm hết các việc cho trẻ. MỌI VIỆC ĐƯỢC LÀM CHO TRẺ HƠN LÀ GIÚP TRẺ TỰ LÀM CHÚNG. Chúng ta không hiểu rằng mọi nỗ lực để trưởng thành chính là nổ lực để độc lập. Trong suốt quá trình như thế, phụ thuộc vào người khác trở thành một đặc tính của trẻ. Sau này, trẻ trở nên KHÔNG THỂ KHÔNG PHỤ THUỘC. Trong hầu hết mọi gia đình, chúng ta có những người đàn ông luôn yêu cầu mẹ (chị em gái và vợ mình) làm mọi thứ cho mình:
– “Mang thức ăn cho con”
– “Mang nước cho con”
– “Mang những cái đĩa này đi”
– “Giày của con đâu rồi?”

Một người vợ diễn tả sự lo lắng của mình nói: “Anh ấy gọi tôi lấy nước ngay cả khi tôi đang ở trên lầu… Tôi tự hỏi liệu anh ấy có bị chết khát nếu tôi không ở đó.” Phản ứng của một người đàn ông bình thường có thể sẽ khắc nghiệt nếu như những mong muốn của họ KHÔNG ĐƯỢC THỎA MÃN. Bởi vậy, bằng việc làm mọi điều cho trẻ trong thời thơ ấu chúng ta không chỉ tạo ra một vấn đề mà lớp lớp những vấn đề chồng chất không chỉ cho chính bản thân trẻ mà còn cho những mối quan hệ tương lai trong cuộc sống của trẻ. 😕😟😞

 

 

Hãy nói đến những người phụ nữ trong mối quan hệ này. Trong mọi lúc có thể, những người mẹ và các thành viên khác trong gia đình tiếp tục làm mọi thứ cho trẻ. Tuy nhiên, khi trẻ lớn dần lên và thời điểm phù hợp để tiếp thu những hoạt động thực tế của cuộc sống qua đi, đó cũng chính là lúc trẻ gặp áp lực khi gia đình muốn trẻ làm việc nhà. Áp lực càng tăng dần lên khi trẻ lập gia đình. Kết quả là, trẻ – khi ấy đã là một người lớn – vì áp lực mà phải làm những việc mình không thích, những việc mình cảm thấy mình không hạnh phúc thay vì tự nguyện hay mong muốn làm. “ÁP LỰC SINH RA KHÁNG Cự” là một định luật vật lý và được minh chứng trong hoàn cảnh thực tế cuộc sống con người. NGƯỜI TA KHÔNG THỂ CẢM THẤY HẠNH PHÚC KHI LÀM BẤT CỨ ĐIỀU GÌ TRỪ KHI THỰC SỰ MONG MUỐN LÀM ĐIỀU ĐÓ TỰ TRONG TÂM MÌNH. Hậu quả cuối cùng có thể dẫn đến là sự thất vọng, bất hòa, căng thẳng giữa các thành viên trong gia đình và bắt đầu đổ lỗi cho nhau … “Tôi phải làm nhiều hơn, cô ấy làm ít hơn”. …

VẬY, NẾU CÁC HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH CUỘC SỐNG ĐƯỢC BẮT ĐẦU Ở THỜI ĐIỂM THÍCH HỢP VÀ CHÚNG TA GIÚP TRẺ TỰ MÌNH LÀM HƠN LÀ LÀM MỌI THỨ CHO TRẺ, SỰ ĐỘC LẬP SẼ TRỞ THÀNH MỘT ĐẶC TÍNH TỒN TẠI SUỐT CUỘC ĐỜI TRẺ. TRẺ KHÔNG CHỈ LUÔN TỰ LÀM MỌI CÔNG VIỆC HÀNG NGÀY CHO MÌNH VÀ GIÚP ĐỠ NGƯỜI KHÁC MÀ CÒN CẢM THẤY HẠNH PHÚC KHI LÀM ĐIỀU ĐÓ.

social position

Share this post